Cách sửa nói ngọng N và L

Có 2 trường hợp khiến họ bị nói ngọng là:

+ Thứ nhất do ngày bé sinh ra, lúc mới học nói đã tiếp xúc với toàn người nói ngọng nên nói sai cũng ko biết.

Thứ hai là do sống hoặc tiếp xúc với nhiều người nói ngọng, đôi khi có người hay trêu những người N & L lẫn lộn nên cũng thành thói quen và thỉnh thoảng nói nhầm.



Đầu tiên, cần phải nói rõ, n (nờ) và l (lờ) đọc theo tiếng Việt là tên của chữ cái chứ không không phải âm. Tên của chữ cái gồm 2 âm riêng biệt phụ âm n (hoặc l) và nguyên âm ’ờ’. Nếu bạn nào học phát âm tiếng Anh chắc chắn biết rất rõ điều này.



Thứ hai, âm n và l có sự nhiều sự giống và khác nhau:



Giống nhau: vị trí đầu lưỡi - phần thịt bám quanh phía sau chân răng hàm trên.



Khác nhau:



1. N được gọi là âm mũi, khí thoát ra bằng đường mũi. Trong khi đó, L là âm biên, khí thoát ra qua miệng, chạy ‘lướt’ qua hai bên của lưỡi.



2. N là âm mũi, L là âm biên do đó khi phát âm có 2 cách để biết được mình phát âm đúng hay sai (các bạn có thể tự luyện ở nhà)



- Dùng đầu ngón tay bóp mũi khi phát âm: với L không thấy rung ở đầu ngón tay, còn N thì có. Các bác thử đọc L L L và N N N áp dụng cách trên đi.



- Đặt tay đặt sát miệng khi phát âm: với L có khí thoát ra, còn N thì không.



3. Về độ căng của lưỡi: N lưỡi để hoàn toàn chùng, lưỡi chạm vào hầu hết tất cả các răng (kể cả răng hàm); L sẽ kéo căng lưỡi do đó không thấy lưỡi chạm vào răng.



Tiếp theo là cách luyện tập, lần lượt làm theo các bước sau (lưu ý đây là luyện tập âm)



Bước 1:



- Đặt lưỡi vào đúng vị trí như mô tả, giữ lưỡi tại vị trí đó, rung thanh quản, đẩy khí ra bên ngoài. (Đầu lưỡi không được rời khỏi vị trí mô tả khi phát âm, chú ý không có âm “ờ”)



- Trong quá trình đẩy khí, dùng tay kiểm tra theo 2. xem mình đã phát âm đúng chưa. Nếu thấy dấu hiệu tay không đúng thì cần chỉnh lại cách đặt lưỡi.



Bước 2:



- Luyện âm sau (đầu lưỡi không được rời khỏi vị trí mô tả khi phát âm, chú ý không có âm “ờ”). Các âm dài chỉ để chỉ thời gian kéo dài âm đó, không phải các âm riêng lẻ kiểu như: nờ nờ nờ nờ, lờ lờ lờ lờ…



NNNNNN LLLLLL NNNN LLLL NN LL N L



- Tập các từ đơn:



Nờ/ Lờ; Nên/ Lên; Núi/ Lúi; Nê/ Lê; Nin/ Lin….



- Tập các câu:



Lên núi Lenin lấy nước.

Lenin nói là Lenin làm.


Lúa nếp là lúa nếp nàng, lúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng.



Lính lệ leo lên lầu lấy lưỡi lê 

Lấy lộn lại leo lên lấy lại.




Nói năng nên luyện luôn luôn

Nói lời lưu loát luyện luôn lúc này
Lẽ nào nao núng lung lay
Lên lớp lú lẫn lại hay nói lầm.



Nhớ ngày nào nàng như nai ngơ ngác 

Ngượng nghịu nhìn nhau ngại nói năng 
Nảy nở, nuột nà như ngà ngọc 
Năm năm ngào ngọt nghĩa nhùng nhằng 
Ngây ngô nghe nàng nói ngon ngọt 
Này! nên nhã nhặn nhường nhịn nhau 
Nghiêm nghị : Ngay ngắn ,nàng nhắc nhở 
Nhẹ nhàng nâng niu nếu nát nhàu 
Nói năng nông nổi nàng ngán ngẩm 
Ngày nào nhậu nhẹt nhắn nhủ nhau
Nợ nần năm này nán năm nọ 
Nỗi ngao ngán này ngỡ nguôi ngoai 
Năm nay ngặt ngèo như năm ngoái 
Năm nữa ngặt nghèo như năm nay 
Ngày ngày nhậu nhẹt nghèo nghèo nữa 
Nhâm nhi nhũng nhẵng, nặng nghiệp này



(lưu ý khi đọc các câu này bạn cũng có thể dùng cách kiểm tra 2. có điều cần đọc chậm lại )




Ngoài ra, chúng ta nên : 

- Đọc nhiều sách văn học – tham khảo ngôn ngữ chuẩn để biết rõ cách dùng từ.
- Tự nói, tự thuyết trình các đoạn nhỏ rồi ghi âm và nghe lại. Bạn sẽ nhận rõ lỗi của mình và thấy việc sửa cần thiết như thế nào. Thực hiện việc này nhiều lần, cho tới khi bạn hài lòng với khả năng diễn đạt của mình. Có thể nhờ một người phát âm chuẩn, có chuyên môn giúp đỡ.
- Tập nói những câu hay sử dụng, có các từ dùng phụ âm "l, n" hằng ngày, cố gắng nói chậm ở những từ đó. Bạn cũng có thể nhờ một người thân lắng nghe, chỉnh sửa giúp mình trong quá trình này.
- Ngậm một viên sỏi trắng, nếu nói ngọng "n" thành "l' thì đặt viên sỏi ở trên lưỡi, nếu ngọng "l" thành "n" thì đặt sỏi bên dưới lưỡi rồi tập nói các từ có các phụ âm này.


Ngoài ra, đối với một số bạn không phân biệt được từ nào dùng l và từ nào dùng n, thì lời khuyên là hãy mua ngay 1 quyển từ điển tiếng Việt bỏ túi, rất nhiều ở Đinh Lễ, và kết hợp với cách luyện như trên, đảm bảo các bạn sẽ thành công và tự tin hơn trong giao tiếp.




Luyện tập nói :


Bài số 1:
Nói năng là một nét đẹp làm nên nhân cách con người. Lời nói là những bông hoa nở trên cái nền văn hóa. Nó là chiếc cầu nối vô hình nối liền những tâm hồn,làm đẹp lên niềm vui bè bạn. Mỗi lời nói hay lóng lánh một vẻ đẹp khiến cho ai nấy đều lấy làm hài lòng. Mỗi lời nói nặng đều làm ức người nghe khiến cho họ lặng lẽ lảng xa. Vì thế nếu trót lỡ lời thì nên xin lỗi là hơn,đừng làm ngơ dễ gây hiểu lầm nặng nề bất lợi. Ai đó đã nói mỗi lời nói ẩu giống như một bát nước đầy đổ ra lênh láng trên nềnmkhoong làm cách nào mà lấy lại được.


Người ta nói muốn no lâu phải nhai kỹ và muốn nói lời hay phải luyện,đừng nuốt chừng và nói lăng nhăng. Ăn phải biết lựa nồi mà xới,nói năng phải biết lựa lời lọt tai. Không nôm na quá đà thành ra thô thiển, cũng không luơn lẹp là bốc đồng quá hoa ra xảo trá điêu ngoa. Ăn cho nên đọi nói cho nên lời là một việc làm mà suốt đời phải chăm lo rèn luyện,nhất là đối với những nam nữ sinh viên sắp bước lên bục giảng. Trước là tập nói cho có đầu có đuôi. Sau nũa là tập nói cho cho trơn tru trôi chảy. Cuối cùng là tập nói có cảm xúc cá nhân. Cổ nhân đã dạy muốn thành nhân trước phải lập ngôn,sau đó là trước tác. Lập ngôn là nói được,trước tác là viết đươc.



Nếu nói là việc lập ngôn đã khó thì phải nói là vệc: "Nói lời phải giữ lấy lời. Đừng như con bướm đậu rồi lại bay" còn khó hơn nhiều. Làm thế nào để lời nói với việc làm luôn đi đôi với nhau. Nếu chỉ làm lấy lệ để lòe mọi người thì đó chỉ là loại lời nói gió bay khiến ai nấy đều lẳng lặng lảng xa và những lời nói lạc lõng đó sẽ chìm vào quên lãng ngay lập tức.Vấn đề đã nói là phải làm đến nơi đến chốn và chính kết quả của việc làm sẽ làm nên sức mạnh chinh phục cho lời nói. Vì thế có những lời nói nhất hô bá ứng đã làm nên sức mạnh dời non lấp biển trong những thời điểm lịch sử lẫy lừng năm châu.

Link tải bài nghe số 1:http://www.mediafire.com/?ilitmt5gdd7g8cc






Bài số 2:
Nói năng là một hoạt động giao lưu có văn hóa. Vì vậy,nói thế nào để lời lời đều đúng,ý ý đều hay là một quá trình khổ luyện gian nan nhẫn nại. Người ta bảo: "Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau" Người ta lại bảo: "Chó ba quanh mới nằm,người ba năm mới nói". Người ta còn bảo: "Lời nói ói máu" Người ta lại bảo: "Nhất ngôn xuất khẩu, tứ mã nan truy" (Tạm hiểu là một lời đã nói ra khỏi miệng, bốn con ngựa khó lòng đuổi kịp). Nói như thể để lưu ý các bạn nam nữ sinh viên rằng việc học ăn học nói là việc l ớn lao và khó khăn vô cùng.


Nói vừa thể hiện trình độ học vấn vừa bộ lộ nhân cách con người. Cho nên người ta bảo: " Chim khôn kêu tiếng rảnh rang. Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe" Hoặc: "Người xinh tiếng nói cũng xinh . Người giòn cái tỉnh tình tinh cũng giòn". Tuy nhiên, trong cuộc đời, ai mà chẳng có lần trót lỡ lài nói sai nói dại. Nếu kịp nhận ra lầm lỡ, cần phải biết nói lời xin lỗi chân thành. Biết nói lời xin lỗi là người có văn hóa. Hơn thế nữa, biết nói lời xin lỗi còn là một hành vi văn minh của con người văn minh trong hoạt động giao lưu bằng lời nói.



Trong vô vàn những điều kiện để lập thân,nói năng lưu loát được coi là một điều kiện rất quan trọng. Nói năng lưu loát là nói cho tròn vành rõ chữ,ngắn gọn,đủ ý. Không phải ngẫu nhiên mà người ta rất coi thường những ai " Ăn không nên đọi,nói không nên lời". Với một người bình hường,nói năng rườm rà lủng củng, đã là điều đáng buồn, nhưng đối với nam nữ sinh viên sư phạm thì nói năng ngọng nghịu lụng bụng như ngậm hột thị là nỗi lo lắng lâu năm chưa dứt điểm được. Nói nôm na là, các bạn phải kiên trì tập nói ở mọi lúc,mọi nơi. Dạy học là một nghề phải nói suốt đời cho nên khi là sinh viên chớ nên lười nói.




Link tải bài nghe số 2:http://www.mediafire.com/?aexc5eb7575xs35






Bài số 3:
Nam nữ sinh viên trường ta nô nức rèn luyện kỹ năng nói đúng nên không thể nể nang với nạn nói ngọng lờ - nờ. Phải nêu nó ra như một món nợ nặng nề từng khiến ta nản lòng mỗi khi bước lên bục giảng. Theo lời phàn nàn của một nàng sinh viên nhiều năm làm công tác Đoàn thì năm nay lực lượng nói ngọng lờ - nờ của trường ta ước chừng non bảy lăm nam thanh nữ tú. Đối với người đời,ăn không nên đọi,nói không nên lời đã là đáng buồn lắm lắm,còn nói làm chi các nam nữ sinh viên sẽ lấy lời ăn tiếng nói làm nên phuơng tiện chủ yếu để hành nghề.


Nam nữ sinh viên trường ta nô nức sửa lỗi nói ngọng. Có bạn lặng lẽ luyện nói một mình. Lại có lớp luyện nói huyên náo rất lâu. Có bạn nói liền một hơi liến láu. Có bạn nói lớn từng lời luyện lưới uốn lên để đọc la lo li lơ lì lợm và nén lưỡi chìm xuống để nói na no ni nơ nườm nượp. Có bạn nói lầm rầm như la lên lanh lảnh. Có bạn nói mà như lâm li tụng niệm. Đúng là ai nấy đều lo lắng nên quyết tâm loại trừ nói ngọng. Đi đầu cho việc luyện nói là các đoàn viên.



Lực lượng nòng cốt làm nên một cuộc thi nói đúng, nói hay là các nam nữ sinh viên sắp bước lên bục giảng. Đã nói là làm liền tay,không thể để nạn nói ngọng lây lan triền miên trong nam nữ sinh viên sư phạm. Ai lại có thể làm ngơ trước cảnh thầy nói trò cười. Trò cười càng lâu thì càng lúng túng lắp bắp. Thế là uổng bao công sức lao tâm khổ tứ soạn bài và dông dài chỉ làm lãng phí thời gian. Nhưng lại nên nhớ,luyện nói cũng phải gian truân nhẫn lại mới làm nên kết quả. Nói thế nào là đúng,nói thế nào là hay. Câu trả lời nằm ngay trong việc luyện nói hàng ngày của nam nữ sinh viên trường ta,phải không các bạn?




Link tải bài nghe số 3:http://www.mediafire.com/download.php?25hz7bmtinuaict






Bài số 4:
Năm nay Liên làm lễ sinh nhật lần thứ mười một. Liên náo nức nói lên những lời nôm na và lời nào cũng non nót nhưng cảm động. Liên lấn lướt lời mẹ, nói liền một mạch nào là bạn Lệ Lan tặng bút,bạn bè Lê Nam tặng sách, bạn Lưu Linh tặng cặp...Mẹ Liên âu yếm lắng nghe như nuốt lấy lời, không hề tỏ ra nóng lòng trước những lời nói líu lo như chim hót. Mẹ Liên biết lần nào sinh nhật Liên bạn bè nó cũng nô nức đến chia vui. Mẹ liên rất muốn nói lởi cảm ơn, nhưng chỉ sợ đó là những lời lấy lòng khách sáo. Vì vậy,mẹ Liên liền làm một bữa ăn tuơi thiết Liên,Lam,Nam,Linh thật là vui vẻ.


Năm nay Liên lên lớp năm. Nó liền lấy tiền tiết kiệm đựng trong con lợn làm bằng đất nung nâng niu ngắm nghía. Nó lăm lăm nắm tiền, mắt ánh lên niềm vui long lanh khó tả. Nó lần lượt khoe với ông bà, bố mẹ. Bà nối nắc nỏm khen Liên biết lo liệu căn cơ. Bố Liên niềm nở nói cười, khen Liên nết na,biết thương cha mẹ. Mẹ Liên chảng nói nên lời,chỉ lẳng lặng ngồi lau nước mắt. Liên lấy hãnh diện khi được mọi người nức nở khen. Liên tự thấy mình đã lớn hơn năm lớp bốn nên càng cố gắng học tập để làm vui lòng ông bà,bố mẹ.



Một lần Liên được điểm 10 đỏ chói. Nó liều lĩnh xông vào nơi mẹ dang làm việc là cơ quan nông lâm thổ sản. Bác lai là bảo vệ có nặng lời với Liên. Nó liền khoanh tay nói lí nhí những lời xin lỗi. Bác Lai khen Liên nói năng lễ phép. Bác nghĩ con nhà nền nếp như Liên là nên chiếu cố vì vậy bác liền lao lên nôi mẹ Liên làm việc. Mẹ Liên máng Liên là non nớt dại dột,dám đến nơi làm quấy rầy bác Lai. Bác Lai liền đỡ lời,nói là Liên còn bé mà đã nết na ngoan ngoãn nên thông cảm. Mẹ Liên nói lời cảm ơn bác Lai và lườm Liên một cái rõ yêu.




Link tải bài nghe số 4:http://www.mediafire.com/download.php?2c5wb5vodubn682






Bài số 5:
Liêm làm vỡ lọ hoa lưu ly. Nó liền len lén lượm mấy lấy cả hoa lẫn mảnh lọ hoa rồi lẳng lặng ném vào sọt rác. Nó lau nền nhà năm lần bảy lượt đến nỗi như li như lau. Nhưng nó vừa lau vừa lặng lẽ khóc vì sợ mẹ la. Đúng là Liên đang lau nhà thì mẹ nó về. Mẹ Liên liếc mắt nhìn Liên và rât ngạc nhiên trước những giọt lệ long lanh đang lăn trên má Liên. Mẹ Liên nói con làm sao thế. Liên lấm lét nhìn mẹ rồi nói là sợ chuột. Mẹ Liên liền lần lượt quan sát trong nhà và tự hỏi chuột vào lối nào hay là Liên nói láo. Mẹ Liên nén lòng nới với Liên là đã lâu lắm rồi nhà làm gì có con chuột nào


Liên lúng ta lung tung nép vào ngực mẹ vừa lẩm bẩm nói liều vừa lơ láo sợ sệt. Mẹ Liên lấy làm lạ về Liên,liền quay lại quanh nhà và chợt hiểu . Mẹ Liên ôm Liên âu yếm và nói với Liên là bà rất tin Liên vì Liên chưa lần nào nói dối. Liên nghe mẹ nói vội gạt nước mắt lí nhí nói lại cái chuyện lọ hoa lưu li bị Liên lỡ tay đánh vỡ. Mẹ Liên mỉm cười và nói Liên trót lỡ tay thì không có tội,nhưng Liên nói dối là mẹ rất buồn. Liền liền vòng tay ôm lấy cổ mẹ nấc lên nghẹn ngào, hứa là lần sau không nói dối nữa. Mẹ Liên lấy làm hài lòng vì Liên biết tự nhận ra lầm lỗi



Liên thấy Liễu tô son lòe loẹt liền nói trẻ con không nên làm thế. Liễu lườm ngoa nguýt nói Liên là cụ non lên lớp. Liên gặp Lan,Nam,Linh nói là Liễu nóng nảy quá nên nhờ Lam,Nam,Linh lựa lời nói lại cho Liễu hiểu. Lan,Nam,Linh cùng cười nói là Liên phải thông cảm vì Liễu lớn lên trong một gia đình mà bố,mẹ,anh,chị đều là nam nữ diễn viên,vì thế Liễu chỉ bắt chước mà thôi. Lan,Nam,Linh đều nói Liễu nóng nảy thì Liên phải chủ động làm lành,như thế mới là bạn bè chí tình với nhau. Liên nghe ra,hứa làm lành với Liễu. Nói là làm,Liên đến nói lời xin lỗi Liễu.




Link tải bài nghe số 5:http://www.mediafire.com/download.php?8h9abf7yw9tlnuc







Link tải bài nghe số 6:

http://www.mediafire.com/download.php?7piyuetg32pnjff


Link tải bài nghe số 7:

http://www.mediafire.com/download.php?7piyuetg32pnjff


Link tải bài nghe số 8:

http://www.mediafire.com/download.php?p289x23kjy5rye8


Link tải bài nghe số 9:

http://www.mediafire.com/download.php?ef9ategapdpcw3j


Link tải bài nghe số 10:

http://www.mediafire.com/download.php?by9ur6e8bq68pd3



Mọi thứ đều có thể sửa được nếu như bạn ý thức được sự nguy hiểm của việc nói ngọng, nói sai. Đặc biệt là trong tiếng Việt hay tiếng Anh có 1 số từ ác hiểm, nếu nói N & L sai thì toi rồi. Điều quan trọng là người sửa thực sự có ý thức, mong muốn sửa được và thật kiên trì. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét